Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Hoa đậu biếc khô mua ở đâu? Cách bảo quản hoa đậu biếc


Cây đậu biếc được trồng ở khu vực Châu Á nói chung, có Việt Nam và Thái Lan đã và đang được mọi người sử dụng rộng rãi.


Cây hoa đậu biếc là cây dây thân leo. Hoa Đậu biếc cánh đơn và cánh kép màu xanh lơ là loài được gây trồng nhiều nhất.
Hoa đậu biếc khô dùng làm bột tạo màu tự nhiên (tạo màu xanh dương) thay cho phẩm màu, và dùng cho việc chế biến các món ăn như: thạch, xôi, pha trà, ...

Cách sử dụng hoa đậu biếc nguyên chất
Sử dụng có thể dùng 5-6 hoa cho vào một cốc nước nóng khoảng tầm 250ml, đợi thời gian khoảng 7-10 phút màu xanh dương của hoa sẽ thôi ra. Sau đó, ta sẽ lấy được màu của hoa để sử dụng nhuộm màu thực phẩm cho các sản phẩm bạn cần tạo màu như khi dùng các loại bột tạo màu tự nhiên (bột lá nếp, bột lá cẩm, bột dành dành, bột trà xanh, bột gấc...), và có thể điều chỉnh màu đậm nhạt của nước tùy ý.
         


Đối với hoa đậu biếc khô được sấy bằng công nghệ sấy tiên tiến nên hoa đã khô và vẫn giữ màu rất tốt, vậy nên khi sử dụng hoa cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh để bị ẩm, dính nước hoa sẽ bị hỏng.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để có thể sở hữu những bông đậu biếc an toàn, chất lượng.        

Công ty giống cây trồng Hải Đăng chuyên cung cấp hoa đậu biếc khô  và bột màu thực phẩm các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Lá cẩm có mấy màu? Địa chỉ bán cây lá cẩm


Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Hiện vườn uơm Hải Đăngba loại lá cẩm khác nhau.
- Cây Lá Cẩm Đỏ (tên dân tộc Nùng: Chằm thủ): Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng, dịch chiết ra có màu đỏ.
- Cây Lá Cẩm Tím (Chằm lai): Có màu tím hồng, lá hình trứng rộng, gốc tròn, xanh nhạt, mỏng, ít lông, diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn, dịch chiết ra có màu tím.
- Cẩm Tím loại màu đậm, tím Huế (Chằm khâu): Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dầy, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá, dịch chiết ra có màu tím.

Người ta còn sử dụng lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm, hoặc dùng để chế biến thức ăn vì loại lá này không gây độc, ví dụ như xôi lá cẩm, bánh tét lá cẩm, vv ...
Công ty giống cây trồng Hải Đăng chuyên cung cấp giống cây lá cẩm và bột màu thực phẩm thiên nhiên các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Cách làm bột lá cẩm an toàn tại nhà


Bột lá cẩm được sản xuất 100% nguyên chất từ cây lá cẩm tươi với quy trình khép kín đảm bảo VSATTP.  Hôm nay, shop Hải Đăng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bột lá cẩm tại nhà.  

Cách làm bột lá cẩm chất lượng an toàn
Bước 1: Thu hoạch cắt cành lá cẩm ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển màu xanh thẫm (Khoảng 3-5 tháng thu hoạch 1 lần) khi thân cây có chiều cao lên khoảng từ 30cm là thời điểm thu hoạch tốt nhất.


Bước 2: Nhặt bỏ lá úa, lá khô, bị sâu, rác bẩn trên cành lá cẩm và phân loại các lại thân và cành lá
Bước 3: Rửa sạch lá, rửa nhẹ nhàng để lá không bị dập nát
Bước 4: Sau khi lá cẩm được rửa sạch và hong khô sẽ cắt thành khúc 3-4 cm
Bước 5: Cho vào sấy với nhiệt độ thích hợp (có thể sấy thăng hoa hoặc sấy lạnh) để giữ được màu và mùi thơm đặc trưng của lá cẩm rồi mang chế biến thành dạng bột mịn khô


Sau khi đã được chế biến bột lá cẩm tím quý khách có thể dùng bột để tạo màu các món ăn, thực phẩm

Sử dụng bột lá cẩm tím đơn giản hơn rất nhiều so với sử dụng lá cẩm tím. Đối với bột lá cẩm tím chỉ cần hòa bột lá cẩm với lượng nước nóng vừa đủ (khoảng 80 - 90 độ C) khuấy đều đợi trong thời gian khoảng 10 - 15 phút bột nước bột lá cẩm tím sẽ tự động chuyển dần sang màu tím.



Shop Hải Đăng chuyên cung cấp bột lá cẩm và bột màu thực phẩm các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Hướng dẫn chi tiết cách dùng bột lá dứa


Lá dứa hay dứa thơm, thuộc họ dứa dại, là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông Nam Á, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.
Hôm nay, Shop Hải Đăng sẽ hướng dẫn giúp các bạn cách làm món thạch từ bột lá dứa kết hợp với sữa tươi cực kỳ thơm ngon, màu sắc bắt mắt. Món thạch này vừa mát vừa lành, lại an toàn cho sức khỏe.


Nguyên liệu:       
- Bột thạch rau câu Agar giòn: 25g
- Đường cát: 300g
- Sữa tươi: 200ml
- Bột lá dứa 10g
- Khuôn làm thạch

Bước 1: Bột lá dứa cho vào bát, pha 200ml nước lạnh vào khuấy đều ra hết màu, sau lấy màng lọc lại cặn bã. Sau đó cho thêm 1 thìa đường cát vào hòa tan với nước cốt bột lá dứa, để nước bột lá dứa ngọt thơm và có màu xanh đẹp.


Bước 2: Trộn đều bột thạch rau câu Agar với đường cát còn lại, tiếp đó cho 1600 ml nước lọc vào nồi, ngâm khoảng 10 phút rồi bắt lên bếp nấu. Khi nước thạch sôi lên thì vớt hết bọt cho nước thạch trong.


Bước 3: Chia nước thạch ra làm 2 phần để pha màu như sau:
- Pha nước cốt bột lá dứa với 1 phần nước thạch, ta sẽ có nước thạch màu xanh trong.
- Pha sữa tươi cùng với 1 phần nước thạch, ta sẽ có thạch màu trắng sữa.


Bước 4: Đổ thạch vào khuôn hoặc vào ly đổ lớp màu trắng trước. Chờ lớp màu trắng se mặt thì đổ lớp màu xanh lên. Hoặc ngược lại, tùy theo ý thích của bạn. Làm lần lượt như thế cho đến khi đầy khuôn hoăc ly.


Bước 5: Để thạch nguội rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn cắt ra dùng.


Chúc bạn thành công và ngon miệng! 


Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Bán bột lá dứa tại hà nội giá tốt


Cây lá nếp hay lá dứa được sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi bởi tính ứng dụng của nó. Đặc trưng của cây lá dứa là mùi thơm và tạo cho món ăn có màu xanh đẹp mắt.



Bột lá dứa mịn, có màu xanh lá khi hòa vào nước ra cho màu xanh cốm.
Bột lá nếp có thể được dùng trong nhiều món ăn như nấu xôi, chè, bánh trái, thậm chí cả dùng để pha nước uống,…
Cách làm món xôi lá nếp đơn giản:

– Vo đãi gạo sạch sẽ
– Ngâm gạo qua nước lạnh 4-5 tiếng cho gạo mềm, vớt ra để ráo. 
– Bột lá nếp/ lá dứa hòa với nước sôi. Lưu ý trộn bột với nước rồi lọc qua rây 2 lần cho mịn. 
– Cho gạo vào xửng hấp chín. khi xôi chín bước này bạn có thể trộn hỗn hợp bột nước lá dứa/ lá nếp vào xôi đang hấp để có được màu sắc đậm hơn.
– Hấp thêm 2-3 phút.
100g bột lá nếp đồ được khoảng 5kg gạo. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể gia giảm lượng bột cho màu sắc ưng ý.


Shop Hải Đăng chuyên cung cấp bột lá dứa và bột màu thực phẩm các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Hướng dẫn chi tiết cách chế biến bột lá gai tại gia đình

Bột lá gai là một nguyên liệu chính để tạo ra chiếc bánh gai thơm ngon đậm chất quê hương đó các bạn nha

Thế bột lá gai làm như thế nào và nguyên liệu để sản xuất ra bột lá gai là gì sẽ làm các bạn thắc mắc lắm đây. Không làm mất thời gian của bạn nữa hôm nay shop Hải Đăng sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình chế biến bột lá gai nhé

Hình ảnh cây lá gai để lấy lá gai làm bột bánh gai



Cây gai còn có tên gọi là trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây lá bánh gai. Với tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud,  (Urtica nivea L), họ Gai  (Urticaceae), là loài bản địa của Đông Á. Đây là cây mà dân gian vẫn dùng lá làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tại Việt Nam, người Kinh lấy lá cây này chủ yếu dùng để làm bánh gai, bánh ít.

Cách chế biến lá gai làm bột lá gai

·         Đầu tiên chúng ta sẽ sơ chế lá gai bằng cách sau khi mua lá gai về thì đem xé làm đôi và đem rửa sạch với nước, vớt ra để ráo
·         Tiếp tục cho vào máy sấy lạnh để lá gai giữ nguyên được màu lá
·         Sau khi lá gai đã được sấy khô, thì cho vào máy nghiền để nghiền mịn. Thành phẩm bột lá gai có màu xanh, mịn và rất thơm



Ui choa. Sau 1 thời gian thành phẩm bột lá gai đã ra đời thật là thơm ngon, mềm mịn nhìn rất chi là thích mắt ý. Nào hãy cùng Shop Hải Đăng làm những chiếc bánh gai ngay và luôn nhé
Công thức làm bánh gai từ bột lá gai:

Công thức: (dành cho 6 chiếc bánh)

Nguyên liệu:

Vỏ:– 160g bột nếp

– 40g bột lá gai

– 130g đường trắng hoặc đường nâu đều được (tùy khẩu vị mà thêm bớt. Vỏ bánh ngọt giữ được lâu hơn vỏ nhạt đường)

– 1 nhúm muối

– 130g nước

– 30g vừng đen, rang chín, giã mịn

– 10g vừng nâu

Nhân:– 100g đỗ xanh

– 40g mứt bí, thái hạt lựu

– Dừa bánh tẻ: khoảng 30g, thái miếng nhỏ (hoặc 30g dừa nạo sợi, cắt ngắn)

– 20 hạt mứt sen, tách đôi

– một nhúm muối

– Dầu chuối

Gói bánh:Lá chuối khô, rửa và lau sạch

Lạt giang

Cách làm:



Vỏ: Trộn lẫn bột nếp, bột lá gai, bột vừng đen, đường, muối, nước. Nhồi khối bột dẻo, mịn (sẽ hơi dính tay).  Chia bột thành 6 phần, mỗi phần khoảng 70g.

Nhân: Đỗ xanh ngâm nở, hấp chín, giã nhuyễn.  Trộn đường, mứt bí thái hạt lựu, mứt sen, dừa, muối.  Nếu đỗ có cảm giác ướt thì có thể cho lên bếp sên sơ, cũng có thể cho vào lò vi sóng vài phút cho bốc hơi nước bớt, đỗ sẽ khô ráo hơn. Vài giọt dầu chuối trộn vào sau cùng.  Chia đỗ thành 6 phần, mỗi phần khoảng 50g.

Nặn bánh: Dàn viên bột vỏ, đặt viên đỗ vào giữa, vo tròn, gói kín (giống như gói bánh rán hay bánh trung thu).  Ấn dẹt, dày khoảng gần 1cm.  Rắc một ít vừng vào giữa chiếc bánh, cả hai mặt.

Gói bánh: Đặt bánh vào miếng lá chuối khô có chiều rộng khoảng 30cm (nếu miếng lá hẹp phải can 2-3 chiếc).  Gấp mép lá  (theo chiều dọc) gói lại.  Gấp tiếp hai đầu tạo thành hình vuông.  Tiếp theo là lớp lá ngoài: Xếp khoảng 2-3 miếng lá chồng lên nhau, đặt bánh đã gói 1 lớp lá lên, gói lại như lần 1.

Hấp bánh: Xếp bánh vào nồi hấp, hấp chín.

Sau khi bánh chín, lấy ra buộc thành từng bó 5 chiếc một: 4 chiếc dọc 1 chiếc ngang.  Dùng lạt buộc lại cho chặt.  Treo nơi khô ráo.  Qua một ngày, vỏ lá chuối bên ngoài sẽ khô ráo, bánh bên trong nguội và ráo nước.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017